Nhồi máu cơ tim được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tử vong ở mọi lứa tuổi. Nhất là những người đang mắc bệnh mạch vành. Vậy nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất của nhồi máu cơ tim là gì? Cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?
Bệnh nhồi máu cơ tim là tình trạng mà cơ tim gặp sự thiếu hụt máu nuôi. Và tổn thương do mạch vành (mạch máu cung cấp máu cho cơ tim) bị đột ngột tắc nghẽn bởi một cục huyết khối. Nếu lưu lượng máu không được khôi phục nhanh chóng, cơn nhồi máu cấp có thể dẫn đến tổn thương cơ tim không thể đảo ngược và thậm chí dẫn đến tử vong.
Tại Mỹ, khoảng 635.000 người mỗi năm phải đối mặt với cơn nhồi máu ở cơ tim. Trong đó có khoảng 300.000 người trải qua trải qua cơn nhồi máu cơ tim lần thứ hai. Mỗi 7 trường hợp tử vong, một trường hợp là do bệnh tim mạch, và trong đó có cả bệnh nhồi máu ở cơ tim.
Nguyên nhân điển hình làm gây ra nhồi máu
Lượng cholesterol ở trong máu cao
Cholesterol cao trong máu thường là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh nhồi máu cơ tim. Máu chứa đựng ba loại chất béo khác nhau, bao gồm cholesterol có lợi, cholesterol có hại và chất béo trung tính. Khi cân bằng và lượng chất béo duy trì ở mức bình thường, sức khỏe tim mạch được duy trì tốt. Tuy nhiên, nếu cholesterol có hại tăng cao, các cấu trúc xơ vữa có thể hình thành trong thành mạch. Tích tụ theo thời gian và dẫn đến tình trạng bị tắc nghẽn.
Cholesterol trong máu có nguồn gốc từ sự tổng hợp bởi cơ thể và từ thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến cholesterol tăng, đặc biệt là cholesterol có hại, thường xuất phát từ lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Do bệnh huyết áp
Khi huyết áp cao sẽ khiến cho các động mạch phải chịu một áp lực lớn lớn. Nếu như kéo dài sẽ làm các cơ bị giãn, yếu và rất dễ đứt gãy từ đó gây ra nhồi máu ở cơ tim. Đây được xem là nguyên nhân khiến nhồi máu ở cơ tim diễn ra ngày càng nhiều hơn.
Các bệnh lý mãn tính
Với những người bị bệnh đái tháo đường, gout đều có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn. Và khi điều trị bệnh cho những người đang có bệnh lý mãn tính sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Những nguyên nhân chủ quan khác
Các nguyên nhân chủ quan khác góp phần tăng nguy cơ nhồi ở máu cơ tim cấp bao gồm: Việc hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thừa cân, béo phì, và thiếu hoạt động vận động. Những thói quen này đều đóng góp vào việc tạo ra môi trường có lợi cho sự hình thành cục huyết khối và tắc nghẽn mạch vành.
Ngoài ra, cơn nhồi máu ở khu vực cơ tim thường xuất hiện với những biến chứng nặng ở người cao tuổi, người có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh
Dấu hiệu cảnh báo của nhồi máu ở cơ tim có thể xuất hiện đột ngột. Nhưng cũng có những trường hợp có thể nhận biết trước đó một vài giờ, ngày hoặc hàng tuần qua các dấu hiệu sau:
- Đau thắt ngực: Triệu chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim, thường xuất hiện dưới dạng đau từ nhẹ. Như cảm giác đè nặng tới đau nặng như bị đâm hoặc siết chặt. Đau có thể lan ra cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian kéo dài có thể từ vài phút đến một khoảng thời gian dài hơn.
- Triệu chứng khác: Bệnh nhân cũng có thể trải qua khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn ói, lo lắng, hoặc chóng mặt. Những triệu chứng này thường đi kèm với cơn đau. Và có thể xuất hiện cùng lúc hoặc kéo dài một thời gian sau.
- Mệt mỏi hoặc không thoải mái: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi. Hoặc không thoải mái vùng thượng vị, không trải qua các triệu chứng đau thắt ngực rõ ràng.
Phòng ngừa căn bệnh nhồi máu ở cơ tim hiệu quả
Việc phòng chữa bệnh luôn tốt hơn việc chữa bệnh. Dưới đây là một số cách để bạn phòng ngừa nhồi máu cơ tim đơn giản mà không kém phần hiệu quả:
Nhớ kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, đầu tiên đó là thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Để phát hiện kịp thời những yếu tố có thể gây ra bệnh, nhất là kiểm tra nồng độ cholesterol toàn phần ở trong cơ thể.
Loại bỏ các yếu tố gây bệnh
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, quan trọng nhất là loại bỏ các yếu tố nguy cơ sau:
- Hút thuốc lá: Không chỉ là nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu ở cơ tim. Mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư phổi.
- Dụy trì cân nặng hợp lý: Việc duy trì cân nặng trong khoảng lý tưởng là quan trọng để tránh tăng lượng cholesterol trong máu. Sự tăng cân quá mức và béo phì không chỉ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Mà còn có thể gây ra các bệnh lý khác như tiểu đường và tăng huyết áp.
Chế độ dinh dưỡng ít chất béo và khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Dưới đây là những nguyên tắc cụ thể:
- Giảm lượng chất béo: Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo và đồ chiên rán, vì chúng có thể tăng lượng mỡ trong máu. Và góp phần vào nguy cơ nhồi máu ở cơ tim.
- Chọn lựa cách nấu ăn khỏe mạnh: Ưu tiên ăn đồ luộc và hấp thay vì sử dụng các phương pháp nấu nướng chứa nhiều dầu mỡ. Sẽ giúp giảm lượng chất béo tiêu thụ.
- Kiểm soát lượng thịt: Hạn chế ăn quá nhiều thịt trong một ngày, vì một lượng lớn chất béo và cholesterol thường có trong thực phẩm này. Đồng thời tăng cường lựa chọn các nguồn protein khác như cá, đậu nành, hoặc hạt chia.
- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây: Bổ sung chế độ dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Luôn tập thể dục đều đặn
Nên thực hiện hoạt động tập luyện từ 3 đến 4 lần mỗi tuần, mỗi buổi khoảng 60 phút. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ nhẹ, đạp xe đạp, hoặc bơi lội đều là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, đặc biệt là khi bạn có tiền sử về bệnh tim mạch. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo chế độ tập luyện thiết kế phù hợp, an toàn.
Tránh các căng thẳng, stress
Hãy luôn giữ một tinh thần thật thoải mái và nhớ sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc một cách hợp lý. Cũng là cách để phòng tránh nhồi máu ở khu vực cơ tim. Dành cho bản thân thời gian để tập luyện, vui chơi sẽ làm cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn
Dùng Kyolic DHA
Kyolic DHA chứa chiết xuất tỏi già AGE và dầu cá tinh khiết DHA và EPA. Giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu ở cơ tim, bảo vệ thị lực, não bộ.
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng, thực hiện năm 2015 tại Melbourne, Úc. Trên 88 bệnh nhân bị cao huyết áp, huyết áp tâm thu trung bình ≥ 138 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trung bình ≥ 85 mmHg. Kéo dài trong 12 tuần, được chia làm 2 nhóm, 1 nhóm sử dụng 2 viên chiết xuất tỏi già Kyolic mỗi ngày và nhóm còn lại sử dụng giả dược. Kết quả cho thấy làm giảm huyết áp tâm thu xuống 5 điểm cho khoảng 70% bệnh nhân cao huyết áp không kiểm soát được. Trong một số trường hợp sử dụng nhiều thuốc theo toa, cải thiện độ cứng động mạch, tình trạng viêm và các dấu hiệu tim mạch khác ở bệnh nhân huyết áp cao.
Biến chứng người bị nhồi máu ở cơ tim
Nếu không có sự can thiệp sơ cứu đúng đắn và kịp thời khi nhồi máucơ tim cấp. Có thể xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng như:
- Suy tim nặng hoặc sốc tim: Bệnh nhân có thể trải qua khó khăn trong việc thở, huyết áp giảm và có thể cần sự hỗ trợ từ máy thở, thuốc vận mạch, hoặc các phương tiện hỗ trợ tim như bóng đối xung động mạch chủ.
- Rối loạn nhịp tim: Biến chứng này có thể dẫn đến tình trạng đột tử tim, khiến nhịp tim trở nên không ổn định và nguy cơ rủi ro cao.
- Hở van 2 lá nặng: Gây ra bởi sự đứt dây chằng lá van, điều này có thể tạo ra sự không đồng đều trong luồng máu và gây ra vấn đề nghiêm trọng.
- Thủng cơ tim ở vách liên thất: Gây ra việc thông nối giữa thất trái và thất phải, tạo điều kiện cho máu lẫn lộn giữa hai phòng tim.
- Thủng vách tim ở thành tự do: Có thể gây ra tràn máu vào màng tim hoặc thậm chí là vỡ tim. Đây là tình trạng nguy hiểm đòi hỏi sự can thiệp ngay lập tức.
Phòng tránh những cơn nhồi máu cơ tim, thăm khám và chăm sóc sức khoẻ rất quan trọng. Hãy luôn sống lành lạnh để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.
Để được tư vấn về cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Hãy liên hệ với tổng đài miễn cước 1800 8052 để được dược sĩ hỗ trợ miễn phí.