Hiện nay, đột quỵ được xem là nguyên nhân thường gặp gây ra tử vong trên toàn thế giới. Theo thống kê, cứ 3 phút sẽ có 1 ca bị tử vong do bệnh. Vậy dấu hiệu để nhận biết là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ở trong bài nhé!
Tìm hiểu về bệnh lý đột quỵ
Đột quỵ còn biết đến với tên gọi khác là tai biến mạch máu não, đây là tình trạng máu không lưu thông. Và làm ảnh hưởng đến một vùng ở não. Bệnh thường xảy ra sau quá trình tắc nghẽn làm vỡ mạch máu gây cái chết tế bào thần kinh. Sẽ khiến các tế bào này thiếu oxy và những chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện những chức năng trong cơ thể.
Thường sẽ có 2 loại đột quỵ, phân biệt như sau:
- Đột quỵ thiếu máu não: Đây là kiểu đột quỵ phổ biến đến 85%, thường do tắc nghẽn các động mạch trong não (những cục máu đông, mảng xơ vữa động mạch tích tụ cholesterol cao trên các thành động mạch). Và thường được gọi là nhồi máu não, sẽ gây ra các phá huỷ cho vùng não và động mạch.
- Đột quỵ xuất huyết: Sẽ xảy ra khi những động mạch vỡ trong não (là xuất huyết trong não) hay ở ngoại vi não. Đột quỵ kiểu này thường do huyết áp cao, phình động mạch.
Hơn 50% bệnh nhân của đột quỵ sẽ mắc các di chứng sau đó. Và mức độ nghiêm trọng của di chứng còn ảnh hưởng vào vùng não bị ảnh hưởng. Khi thiếu oxy càng cao sẽ gây ra nhiều di chứng nặng. Các di chứng để lại như: Khó nói, khó viết, tê liệt nhiều cơ trên cơ thể, vấn đề trí nhớ,…
Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ
Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ, bao gồm những yếu tố không thay đổi được. Và những yếu tố xuất phát từ những bệnh lý.
Nguyên nhân không thể thay đổi
- Tuổi tác: Mặc dù ai cũng có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ, nhưng người già có nguy cơ cao hơn. Nhất là sau tuổi 55, cứ thêm 10 năm thì nguy cơ bệnh sẽ tăng lên gấp đôi năm trước.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn so với nữ giới trong việc phải đối mặt với đột quỵ.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình đã từng có người mắc đột quỵ, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên.
- Chủng tộc: Những người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi so với người da trắng.
Các yếu tố bệnh lý khác
Các yếu tố bệnh lý khác góp phần tăng nguy cơbệnh bao gồm:
- Tiền sử đột quỵ: Người đã từng bị đột quỵ sẽ đối mặt với rủi ro cao bị tái bệnh. Đặc biệt là trong vài tháng đầu sau cơn đột quỵ đầu tiên. Nguy cơ này duy trì trong khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
- Đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường liên quan đến việc tăng nguy cơ bệnh.
- Bệnh tim mạch: Người mắc các vấn đề về tim mạch sẽ có khả năng cao hơn về nguy cơ đột quỵ so với người bình thường.
- Cao huyết áp: Áp lực máu cao tăng cường lên thành động mạch, gây tổn thương và có thể dẫn đến xuất huyết não. Cao huyết áp cũng tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông, làm cản trở sự lưu thông máu đến não là nguyên nhân gây đột quỵ.
- Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo nên rủi ro tắc nghẽn mạch máu não.
- Thừa cân, béo phì: Người thừa cân và béo phì có nguy cơ cao hơn về các vấn đề như cao huyết áp, mỡ máu. Và bệnh tim mạch, từ đó tăng khả năng mắc bệnh.
- Hút thuốc: Nghiên cứu chỉ ra rằng, người hút thuốc đối mặt với nguy cơ bệnh cao gấp đôi. Khói thuốc gây tổn thương cho thành mạch máu, tăng quá trình xơ cứng động mạch và tăng huyết áp.
- Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu các dưỡng chất cần thiết và thiếu hoạt động vận động. Đều là những yếu tố đưa đến nguy cơ đột quỵ.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh
Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tổn thương ở vùng não. Mà dấu hiệu của đột quỵ có thể đột ngột, biến chuyển một cách khác nhau. Dưới đây là 5 dấu hiệu phổ biến nhất mà người mắc bệnh có thể gặp phải:
- Liệt mặt một cách đột ngột, thị lực bị giảm ở một mắt hoặc cả 2 bên mắt.
- 1 cánh tay hoặc 1 chân bị yếu đột ngột, có thể bị tê, yếu và tê liệt hoàn toàn.
- Người bệnh sẽ có biểu hiện rối loạn khi phát âm, cụ thể là mất ngôn ngữ hoặc loạn ngôn.
- Trên cơ thể sẽ có các bộ phận sẽ bị mất cảm giác.
- Trong một số trường hợp khi đột quỵ, dấu hiệu đầu tiên sẽ có dáng đi không được ổn định, bị ngã. Hay thường rối loạn thăng bằng và chóng mặt.
Cách xử lý kịp thời bệnh nhân
Việc xử lý kịp thời bệnh nhân đột quỵ, lúc chờ cấp cứu rất quan trọng, các bước xử lý:
- Dìu bệnh nhân cẩn thận: Để hạn chế rủi ro ngã và chấn thương cho bệnh nhân.
- Tạo môi trường thoải mái: Đặt bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, và kê đầu cao khoảng 20-30 độ. Để cải thiện lưu thông máu đến não.
- Thu thập thông tin quan trọng: Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hỏi tên, số điện thoại người thân. Cùng tình trạng bệnh lý để chuẩn bị thông tin cho nhân viên cấp cứu.
- Đối phó với nôn mửa: Nếu bệnh nhân nôn, giữ bệnh nhân nghiêng 45 độ để tránh nguy cơ ngạt và giúp loại bỏ chất nôn.
- Kiểm tra mạch và hồi sức tim phổi: Nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, kiểm tra mạch. Nếu phát hiện bệnh nhân ngưng tim, thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo). Gọi số 115 để được hướng dẫn nếu bạn không biết cách thực hiện.
- Tuyệt đối không sử dụng những biện pháp dân gian như bấm huyệt, lấy kim chích vào đầu, cắt lễ, bấm huyệt, cạo gió,… Vì có thể gây nguy hiểm hơn cho bệnh nhân.
Tóm lại, đột quỵ xảy ra khi máu không lưu thông đến não, gây tổn thương tế bào não. Thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, việc chuyển bệnh nhân ngay đến cơ sở y tế. Có khả năng cấp cứu là quan trọng để nhanh chóng điều trị và giảm thiểu tổn thương.
Các di chứng sẽ thường có sau đột quỵ
Các hậu quả thường xuyên xuất hiện sau cơn đột quỵ. Tạo nên những khó khăn cho cơ thể và tâm trí của người bệnh:
- Suy giảm lực cơ bắp: Cơ yếu đi, tay chân mất sức mạnh và có thể dẫn đến tình trạng liệt nửa cơ thể. Làm tăng khó khăn trong việc di chuyển.
- Rối loạn giao tiếp: Gặp khó khăn trong nói, đọc, và viết, gây trở ngại trong giao tiếp hàng ngày.
- Suy giảm trí nhớ và tư duy: Trải qua bệnh có thể dẫn đến suy giảm tư duy. Làm giảm nhận thức về không gian và thời gian.
- Vấn đề tâm lý: Trải qua đột quỵ cũng thường đi kèm với tâm lý khó khăn như lo âu, trầm cảm, sự cáu kỉnh, thiếu kiểm soát cảm xúc.
- Phụ thuộc vào người khác: Không thể tự thực hiện các hoạt động và sinh hoạt cá nhân mà trước đây làm được. Cần tới sự trợ giúp từ người thân hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ.
Bí quyết để phòng ngừa đột quỵ đơn giản
Thường nguyên dẫn dẫn đến bệnh đột quỵ là huyết áp cao. Sẽ làm suy yếu các thành của động mạch nhỏ ở trong não. Để cải thiện huyết áp, làm giảm nguy cơ bệnh các bạn cần thực hiện những điều sau:
- Kiểm soát huyết áp: Theo dõi và đảm bảo huyết áp ổn định. Huyết áp cao có thể gây tổn thương động mạch não, do đó cần thường xuyên kiểm tra và điều trị.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Hạn chế uống rượu và tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng như giảm muối, đường, và chất béo. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ tăng huyết áp.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc: Ngừng hút thuốc để giảm đột quỵ, vì có thể gây hẹp động mạch. Và tăng khả năng hình thành cục máu đông.
- Giảm mức cholesterol: Quản lý mức cholesterol thông qua chế độ ăn uống. Hạn chế cholesterol xấu (LDL) giúp tránh tình trạng tích tụ chất béo lên thành động mạch, giảm nghẽn máu.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Đối với người có bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết là quan trọng. Để tránh tổn thương động mạch do đường dư thừa.
- Điều trị các vấn đề tim mạch: Nếu có vấn đề về tim, cần điều trị kịp thời để giảm áp lực và nguy cơ.
- Sử dụng Kyolic DHA: Với thành phần chính là chiết xuất tỏi già AGE (Chiết xuất tỏi già ủ 2 năm), dầu cá tinh khiết giàu DHA và EPA. Sẽ giúp hỗ trợ điều hòa cholesterol và huyết áp, phòng ngừa đột quỵ. Kéo dài tuổi thọ cho hàng triệu bệnh nhân mỡ máu, tim mạch tại hơn 50 quốc gia.
Các câu hỏi thường gặp:
- Liệu bệnh đột quỵ có được chữa hoàn toàn không?
Khả năng chữa trị bệnh đột quỵ hoàn toàn phụ thuộc vào sự can thiệp kịp thời. Thời gian vàng để hạn chế tổn thương não là 4.5 giờ nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối hoặc 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học. Việc bắt đầu điều trị trong khoảng thời gian này có thể tăng cơ hội hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng. Ngược lại, nếu điều trị muộn, khả năng phục hồi giảm sút đáng kể. Làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề nặng nề và giảm cơ hội khôi phục sức khỏe.
- Cơ thể có bị đột quỵ khi đang ngủ không?
Cơ thể vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bệnh khi đang ngủ. Hiện tượng được gọi là đột quỵ khi thức dậy, chiếm 14% trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Điều đặc biệt nguy hiểm là trong giai đoạn này, người bệnh không thể nhận biết các dấu hiệu. Để kịp thời can thiệp trong “thời gian vàng.” Điều này làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng và thậm chí tử vong.
Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh đột quỵ. Ngay từ bây giờ, hãy thực hiện lối sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe thường xuyên để có những điều trị kịp.
Để được tư vấn về đột quỵ, hãy liên hệ với tổng đài miễn cước : 1800 8052.