Bệnh lây nhiễm trong mùa dịch với khả năng lây lan cao trong cộng đồng gây nguy hiểm đến nhiều lứa tuổi. Bệnh có thể từ các nhân tố vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay nấm gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về những bệnh lây nhiễm thường có trong mùa dịch và cách phòng tránh hiệu quả nhé!
Bệnh lây nhiễm trong mùa dịch là gì?
Bệnh lây nhiễm trong mùa dịch là những bệnh do các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và vi nấm gây ra. Những bệnh này có khả năng lây nhiễm từ người sang người, từ động vật sang người. Và có tiềm ẩn nguy cơ lan rộng và phát triển thành dịch bệnh.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, cũng như tiếp xúc với sinh vật trong môi trường, có thể là nguồn gốc gây ra bệnh truyền nhiễm. Khi mắc phải những bệnh này, cơ thể con người sẽ phản ứng bằng cách kích thích hệ miễn dịch. Bảo vệ cơ thể qua cả phản ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Quá trình này được gọi là hệ thống miễn dịch, đó là cơ chế tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tổng hợp các bệnh lây nhiễm thường gặp
Các bệnh lây nhiễm trong mùa dịch mà rất dễ gặp phải khi thời tiết thay đổi, thất thường:
Bệnh cúm
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có thể lây truyền qua giọt nước bắn và tiếp xúc với vật thể nhiễm virus. Biểu hiện thường bao gồm sốt, chảy nước mũi, đau họng, và mệt mỏi. Trẻ em có thể phát triển triệu chứng như tiêu chảy và nôn, và bệnh có thể nặng lên. Dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, viêm màng não.
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường do virus dengue gây ra và có khả năng lây nhiễm thành dịch. Bệnh lây lan khi muỗi vằn đốt người nhiễm virus. Sau đó muỗi truyền bệnh cho người khác thông qua vết đốt.
Triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết bao gồm sốt cao đột ngột. Sẽ từ 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó điều trị sốt, xuất hiện mẩn và phát ban. Trường hợp nặng, có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp. Và nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
Hiện tại, không có vắc xin phòng ngừa cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết và cũng chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Do đó, biện pháp phòng tránh chủ yếu là diệt muỗi, loại bỏ nơi sinh sống của muỗi và sử dụng các phương tiện phòng muỗi.
Bệnh tay – chân – miệng
Bệnh tay – chân – miệng là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh này có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc với người bệnh. Cũng như qua các đồ dùng, vật dụng nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng và bọng nước vỡ của người bệnh. Biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, lợi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối và mông.
Thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phụ nữ mang thai cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, để tránh lây nhiễm và truyền virus cho thai nhi. Đặc biệt là trong giai đoạn trước và trong khi sinh. Bệnh tay – chân – miệng có thể tái phát nhiều lần do cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus cụ thể. Hiện tại, chưa có thuốc điều trị cụ thể cho bệnh tay – chân – miệng. Người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước và có thể sử dụng thuốc giảm triệu chứng. Như hạ sốt hay giảm đau liên quan đến các vết loét.
Bệnh sởi
Là một loại bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở trẻ em, có khả năng xảy ra quanh năm. Phương thức lây truyền chủ yếu thông qua đường hô hấp. Khi tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ mũi họng của người bệnh. Bệnh này có tính lây truyền cao, và chỉ có thể ngăn chặn sự lan truyền khi có tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng đạt trên 95%.
Người chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ đều có thể mắc bệnh. Mặc dù sởi thường là một bệnh nhẹ, nhưng có thể gây suy giảm miễn dịch nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ em. Có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy và thậm chí có thể gây ra tình trạng nặng hoặc tử vong.
Bệnh tiêu chảy cấp do các virus
Tiêu chảy cấp do virus là một trong những vấn đề phổ biến về đường tiêu hóa. Đối với người trưởng thành, tình trạng này thường không quá nghiêm trọng. Vì có thể tự điều trị bằng cách uống đủ nước và dung dịch điện giải. Tuy nhiên, khi tiêu chảy xảy ra ở trẻ em, tình trạng có thể trở nên nặng nề hơn nếu không chăm sóc đúng cách. Như không cung cấp đủ nước hoặc khi trẻ không thể uống (do ói mửa hoặc mất ý thức).
Dựa vào thời gian kéo dài, có ba dạng chính của tiêu chảy:
- Tiêu chảy cấp tính có thể kéo dài từ vài ngày tới một tuần.
- Tiêu chảy bán cấp sẽ thường kéo dài khoảng tầm 3 tuần.
- Tiêu chảy mạn tính thường kéo dài trong khoảng hơn 4 tuần.
Nguyên nhân chủ yếu của tiêu chảy bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, các vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc thói quen ăn uống. Để phòng tránh tiêu chảy, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là quan trọng. Có cả bao gồm việc ăn thức ăn chín và uống nước sôi. Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt trong việc chuẩn bị thức ăn. Thực hiện rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tiêu chảy nghiêm trọng, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Những đối tượng trẻ dễ mắc bệnh lây nhiễm
Với những bệnh lây nhiễm trong mùa dịch vừa được kể ở trên. Thì những đối tượng dễ mắc bệnh như sau:
- Trẻ em: Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ em dễ dàng mắc bệnh lây nhiễm trong những thời kỳ giao mùa. Bệnh lây nhiễm ở trẻ thường có thể diễn biến nặng hơn so với người lớn.
- Người già, người có bệnh mãn tính: Người cao tuổi thường mang theo nhiều bệnh lý như bệnh hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận, làm cho hệ miễn dịch trở nên yếu. Bệnh lây nhiễm ở người già thường có thể gây ra hậu quả nặng nề hơn so với người trẻ. Sự biến đổi của thời tiết có thể kích thích các bệnh lý đã có sẵn ở người cao tuổi.
Các nguyên tắc phòng tránh dịch
Để chống lại các bệnh lây nhiễm trong mùa dịch, việc áp dụng những biện pháp đơn giản sau:
- Dinh dưỡng cân đối, với bữa ăn chứa đầy đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh và phù hợp.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và giữ ấm cơ thể, đặc biệt quan tâm đến vệ sinh mũi họng.
- Kiểm soát các bệnh nền và bệnh mạn tính, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tuân thủ biện pháp dự phòng.
- Xây dựng thói quen phòng tránh bệnh, bao gồm vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt và ý thức không làm ô nhiễm các bề mặt. Đặc biệt là trong các khu vực công cộng.
- Thực hiện vệ sinh hô hấp và che miệng khi hoặc hắt hơi. Đeo khẩu trang phù hợp ở những nơi có nguy cơ cao hoặc trong không gian hẹp, kín đáo.
- Duy trì thói quen văn hoá phòng bệnh, ngay cả khi không có dịch bệnh không hoành hành.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kyolic: Đây là sản phẩm của công ty dược phẩm Wakunaga Nhật Bản. Kyolic chứa chiết xuất tỏi già AGE, đã có hơn 900 công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới. Chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng. Và cả phòng chống oxy hoá và bệnh tật, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ là nguồn kiến thức hữu ích về các bệnh lây nhiễm trong mùa dịch. Hãy chia sẻ ngay với người thân, bạn bè. Để mọi người hiểu rõ hơn về các bệnh lây nhiễm và có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Để được tư vấn về cách phòng ngừa và điều trị bệnh lây nhiễm. Hãy liên hệ với tổng đài miễn cước 1800 8052 để được dược sĩ hỗ trợ miễn phí.